Từ xưa đến nay, săn hàng Trắm Cỏ vẫn là một bài toán khó giải cho các anh em cần thủ đam mê săn hàng. Nó đòi hỏi người câu cần có kinh nghiệm và am hiểu sâu về đặc tính của loài cá này.
Đặc tính đi ăn mồi của loài cá Trắm Cỏ
Nghe tên cá trắm cỏ thôi gần như các cần thủ đã hiểu qua được cá trắm cỏ ăn gì và đặc tính như thế nào. Cá trắm cỏ ăn chủ yếu là cỏ, rong rêu, động vật phù du, tôm tép…Chúng khá lành và dễ thích nghi trong điều kiện nuôi nhốt.
Tính cách khi ăn mồi của cá trắm cỏ: Chúng có thói quen ăn các trồi non của rau cỏ, cũng chính đặc tính này nên trắm cỏ có cách ăn là cắn rỉa và lùa mồi khá dễ dàng vào miệng để nhấm nhá xem mồi có non không.
Chính đặc tính ăn rong tảo này nên các cần thủ có kinh nghiệm sẽ để lưỡi câu gần các khu vực rong tảo ( nhiều người còn đầu tư một mớ rau muống để làm mồi ) lưu ý: rong tảo mọc theo mùa mùa xuân khá phát triển nên thường mọc cao và rậm hơn chính mùa này cá thường ăn cao hơn các mùa khác.
Thời tiết câu Trắm Cỏ phù hợp
Lựa chọn thời tiết đi câu, cụ thể là câu cá trắm cỏ vào giờ nào sẽ quyết phần lớn về cuộc đi câu của bạn. Các cần thủ có thể tham khảo một số giờ câu được anh em lựa chọn phổ biến như sau:
- Sáng sớm thời gian từ 6h đến 11h trưa về mùa hè, 7h đến 10h về mùa đông
- Chiều tối từ 17h30 đến 20h, từ 23h đến 1 giờ đêm về mùa hè. từ 16h đến 20h30, từ 22h30 đến 00h về mùa đông
- Không nên câu khung giờ từ 11h trưa đến 15h30, thời gian này cá đi ăn chậm
Lựa chọn mồi câu Trắm Cỏ hiệu quả
Lựa chọ mồi câu và tỉ lệ pha phù hợp là một trong những yếu tố quyết định đến việc con cá có ăn hay không. Bài mồi Trắm Cỏ huyền thoại Phú Thành đang làm mưa làm gió trên thị trường. Không chỉ đơn giản mà còn đem lại hiệu quả bất ngờ. Cùng tham khảo nhé:
Rất nhiều anh em cần thủ đã đi câu và thành công với bài mồi này
Chúc anh em săn hàng thành công!