Vì sáng em lên bài rô đồng và nhiều cụ lại băn khoăn về cá rô có mấy loại. Em xin trả lời các cụ mấy dòng thế này.
Nói đến cá rô, dân miền Bắc ta chả lạ rì, mỗi trận mưa xuống, đứng mép nước mà nhặt các chú cá đón nước vượt bờ (hay gọi là cá “rạch”), nhưng vui nhất là đám trẻ cùng lứa dãi nắng với nhau. Đi câu mấy ông rô bằng cái lưỡi câu uốn từ cây kim hay móc câu có ngạnh thì ham phải biết vì cơ bản các anh rô này háu ăn lắm, câu về cả mớ, nhốt lại hàng tháng không cho ăn gì vẫn khỏe, mỗi tội gầy thôi.
Cá này, be bé thì rán giòn, điệu nghệ như mấy bác Thái Bình, Hải Dương,… thì thành các món canh cá đặc sản. Anh này đích thị giống bản địa là rô đồng. Đặc điểm sinh thái của anh rô này là xương cực nhiều, đầu cứng và sống dai, đương nhiên là thịt ngọt rồi.
Cá rô đầu vuông
Dòng rô thứ hai, tên gọi chung là rô đầu vuông, hình dáng không khác biệt anh rô đồng (miền Bắc) nhiều nhưng đổi lại kích thước lại lớn, gấp đôi, thậm chí gấp ba anh rô đồng miền Bắc. Anh này sống ở đồng bằng sông Cửu Long, nước đượm phù sa, trù phú tăng trưởng và phát triển nhanh. Chiều đến cứ thả câu là có mớ cá về làm bữa. Cấu trúc cơ thể ít xương răm, nhiều thịt.
Cụ nào đi đến các hàng cơm bụi miền Tây đều thấy món cá rô kho lạt, chính là anh này. Anh này được mang ra Bắc nuôi thương phẩm (để phục vụ các nhà hàng bán.. canh cá) vì cái chính là ít xương, nhanh lớn dễ gỡ thịt nhưng.. to quá bà con lẫn khách thực lại sợ (lo nhầm sang anh rô Phi) nên các anh này cũng được các khoa học gia (bên nhà em) chỉnh lại gen một tí cho.. bé lại (https://www.youtube.com/watch?v=5cpfX8n4-KM). Cũng vì nuôi thương phẩm cho nên anh này nhớt và tanh hơn khá so với anh rô đồng tự nhiên đòi hỏi khâu sơ chế cũng kì công hơn.
Cá Rô Phi
Dòng thứ ba, chả lạ với các bà nội trợ: ít xương, dễ chế biến. Nhập nội vào Việt Nam những năm 70s, xuất xứ từ Philippines. Đấy là lý do anh ta có tên là rô Phi. Cá đực kích thước ngoài tự nhiên có thể lên tới trên ba kí (ông này mờ câu được, chất lượng thịt khỏi nói, thịt dai và dẻo), cá cái thì đôi ngón tay là đẻ trứng và… không chịu lớn nữa.
Cách can thiệp chính là các em này được xơi hoocmon số 17-18, để… triệt sản. Sau khi chuyển giới, các thanh niên lớn thoải mái. Liên quan đến vụ này, trong một hội nghị chuyên đề, mỗ tôi có hỏi là: vụ chuyển giới này có ảnh hưởng đến con người không?. Câu trả lời là không chắc, tỷ lệ ảnh hưởng khoảng 1/10,000, tuy nhiên nuôi sau 6 tháng thì sẽ tiêu hết (món này thì chệu nha các cụ- vì em thấy dân Phil tỷ lệ “boy and half” hơi nhiều). V
à cũng khó định nghĩa vì cuộc tranh cãi về thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified food – GMOs) hiện nay (chúng ta không ăn trực tiếp nhưng ngô hay đậu tương biến đổi gen đang phục vụ chính cho ngành chăn nuôi, vại thì ta lại ăn bò, lợn có làm sao không?)- và cả vấn đề đạo đức với thực phẩm biến đổi gen vẫn chưa có hồi kết https://link.springer.com/chapter/10.1057/9781137349088_31.
Một nhánh khác của anh rô Phi này chính là anh Điêu Hồng (xuất xứ bên Đài Loan, cũng nhập nội về, do màu sắc mà giá có nhỉn hơn chút so với anh rô Phi). Nhưng một điều khẳng định, nhờ giá bán rẻ, thịt mềm dễ chế biến mà bao gia đình thu nhập trung bình dễ dàng bổ sung đạm cho mỗi bữa ăn hàng ngày.
Trên đây là ba dòng chính, ảnh đính kèm có phân biệt từng loại. Cụ nào có thêm thông tin, xin rộng đường thảo luận thêm.
nguồn : st