Bí quyết chọn lựa vị trí câu cá chép
Việc chọn lựa vị trí vẫn nên chú ý đến điểm giao nhau giữa mặt nước rộng và hẹp trong hồ, hoặc chỗ nhô ra về hướng giữa hồ trên 1m ven bờ hồ, hoặc những mép biên ở những cồn nhỏ hoặc có vạt cỏ lớn giữa hồ. Việc phân bố của cá chép ở hồ câu cũng có sự khác biệt. Những chỗ hay có người đến câu và thường xuyên thả mồi câu hoặc những chỗ có địa thế phức tạp trong hồ đều là nơi cá chép hay đến.
Bí quyết chọn lựa thời điểm câu
Giai đoạn trước và sau mùa sinh sản là thời điểm cá chép ăn rất mạnh, cá chép thường sinh sản vào dịp lễ 1/5, thời điểm sinh sản chúng thường không ăn mồi và giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1 tháng. Mùa ăn mồi cao điểm nhất phải kể đến giai đoạn trước mùa sinh sản, cũng chính là mùa xuân.
Ngoài ra, cá chép có khả năng chịu đựng kém với điều kiện nhiệt độ thấp và thiếu ôxy, cho nên khi đi câu cá chép tự nhiên mọi người nên chọn lựa thời điểm có nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm thấp để câu.
Tín hiệu phao và những vấn đề thường gặp
Khi câu cá chép, sau khi thả phao xuống nước nếu xuất hiện hàng loạt những tác động đến phao thì đó thông thường là tín hiệu cá con quậy ổ. Lúc này bạn không nên vung cần. Còn nếu trong quá trình phao câu chìm xuống đáy nếu có tình trạng phao liên tục bị đẩy lên trên, có khi đẩy lên đến bụng phao thì có khả năng đó là tín hiệu cá diếc cắn câu. Còn cá chép là loại cá hút mồi một cách ngấu nghiến nên khi cá chép cắn câu ta thường thấy tình trạng thụt phao liên tục hoặc thậm chí có khi phao bị ăn mất.
Nếu khi câu cá chép ta ít thấy hiện tượng thụt phao thì ta phải xem xét nhiều nguyên nhân, trước tiên có khả năng là dây trục quá lớn, tiếp đến là do phao quá lớn, kéo theo lượng ăn chì nên không tác động được. Hoặc cũng có thể do mồi quá cứng khiến cá tốn sức khi ăn mồi nên sẽ ít có tình trạng thụt phao. Cho nên nếu thấy hiện tượng thụt phao ít thì ta nên xem thử có phải do 3 nguyên nhân này hay không.
Mong rằng những bí quyết Phú Thành chia sẻ ở trên sẽ giúp anh em báo cá mỗi ngày. Chúc anh em thành công!